'Định vị Việt Nam là thiên đường du lịch an toàn'


Ông Lê Quang Tùng, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng kết hội nghị

Kết thúc hội nghị, ông Tùng cho rằng, hội nghị không chỉ mang tính chuyên môn cao mà còn là thông điệp tới du khách về điểm đến an toàn, nếu chúng ta làm truyền thông tốt sẽ tạo ra động lực lớn phát triển du lịch Việt Nam.

le-quang-tung-1590058564-9596-1590058577

Ông Lê Quang Tùng, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng kết hội nghị.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ở góc độ quản lý nhà nước, ông Quang Tùng tổng hợp một số ý kiến:

- Ông đồng tình với ý kiến của nhiều chuyên gia tại hội nghị - đây là cơ hội để khắc phục dịch Covid-19 đồng thời là cơ hội để du lịch phát triển.

- Thứ hai là về góc độ tái cơ cấu hệ thống quản lý nhà nước, nếu gắn với thể thao, du lịch thì là thế mạnh, khác nhau ở chỗ quản lý kinh tế như thế nào, hệ thống có đồng bộ được hay không, ngành du lịch có cô đơn không. Về vấn đề này, ông Tùng khẳng định, nếu tất cả cùng vào cuộc, đồng lòng thì sẽ không có chuyện cô đơn.

Đi sâu vào thị trường du lịch nội địa, ông Tùng cho biết, tất cả doanh nghiệp hàng đầu đang dẫn dắt định hướng du lịch Việt Nam, các vị đều có cam kết thực hiện xúc tiến thị trường nội địa. Với cam kết này, chúng ta sẽ thực hiện được vì có sự đồng lòng, vấn đề là giờ là có khách hay không.

- Thứ ba là vấn đề liên kết, các doanh nghiệp đều mong muốn liên kết, theo ông Tùng, đây là tín hiệu rất vui. Mặt khác, nhà nước cũng đã đưa ra 3 gói triển khai để hỗ trợ doanh nghiệp. 

Ông Tùng chia sẻ thêm, 80% khách của ngành hàng không là khách du lịch. Theo ông, riêng thị trường nội địa, chúng ta nói nhiều về giảm giá, cam kết... nhưng mọi người phải đồng hành với nhau để không ai quá thiệt thòi. Bởi các doanh nghiệp nhỏ sẽ dễ phá sản nếu giảm giá sâu. Bên cạnh đó, ngành hàng không được coi là xương sống của ngành du lịch. "Chúng tôi luôn trông chờ vào hàng không. Vì vậy, việc đầu tiên cần làm là lựa chọn ra trọng điểm, đối tượng cần hỗ trợ nhất để kiến nghị với Chính phủ. Chúng ta nên hỗ trợ cho doanh nghiệp có thể thay đổi thị trường. Ngoài ra, những trường hợp đặc biệt cũng có thể báo cáo với chính phủ", Thứ trưởng cho biết.
Liên quan tới thị trường quốc tế, câu hỏi đặt ra là: "Làm sao để mở cửa thị trường quốc tế?", bởi thời điểm, cách thức mở... rất quan trọng. Bên cạnh những nỗ lực của doanh nghiệp, vai trò của nhà nước rất quan trọng. Theo ông Tùng, công tác truyền thông điểm đến an toàn của chúng ta còn hơi yếu.
Thời gian tới, Bộ Văn hóa sẽ chủ trì, xây dựng kế hoạch, thời điểm mở lại thị trường quốc tế. Trong đó lựa chọn quốc gia nào theo giai đoạn một. Chúng ta chỉ sẵn sàng khi Việt Nam và các nước khác song phương đồng ý mở cửa.

* Việt Nam cần tạo ấn tượng về điểm đến an toàn cho du khách

Ông Nguyễn Quốc Kỳ - Tổng giám đốc Công ty Vietravel nêu ý kiến về việc mở cửa thị trường quốc tế. Đề cập tới tiêu chí an toàn khi dịch Covid-19 vẫn đang diễn ra, ông Kỳ cho biết dưới 10 người nằm viện được coi là an toàn, dưới 5 người là rất an toàn. Trên cơ sở đó, ông dựa trên sơ đồ để nêu ra tình hình dịch ở các nước là đối tác thương mại chủ yếu của Việt Nam như Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật, Thái Lan, Đài Loan, Australia, Singapore... Theo ông, các doanh nghiệp cần nắm bắt tốt tình hình dịch bệnh cũng như các số liệu nghiên cứu để có phương án phục hồi lại kinh tế.

Ông David đến từ Đại sứ quán Australia cũng chia sẻ suy nghĩ về việc mở cửa. Với tư cách là du khách, lý do ông muốn quay trở lại Việt Nam là uy tín tăng cường, là điểm đến an toàn.  Vì vậy, theo ông, để việc mở cửa thuận lợi, Việt Nam cần tạo cho du khách quốc tế ấn tượng về điểm đến an toàn từ khách sạn, quy trình thủ tục, giao thức...

Tiếp nối ý kiến của ông Nguyễn Quốc Kỳ, ông Đinh Việt Phương - Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Hàng không VietJet cho rằng có nhiều cách để đón đầu du lịch quốc tế, không chỉ đưa ra tiêu chí an toàn mà còn là lựa chọn thị trường an toàn. Ông cho biết, doanh nghiệp cũng đang làm việc với các cơ quan chức năng để có những phương án tốt nhất đồng thời có những hỗ trợ dành riêng cho các doanh nghiệp du lịch, kích cầu trực tiếp từ nội địa đến quốc tế. 

Ông Đinh Ngọc Đức - Vụ trưởng Vụ Thị trường du lịch, Tổng cục du lịch - cho rằng, trước khi làm xúc tiến cần làm truyền thông. "Trong thời gian cách ly xã hội, chúng ta đã làm mạnh qua trang web vietnamtravel. Covid-19 làm thay đổi công tác xúc tiến và tuyền thông. Khi có tiến hiệu tích cực sẽ có buổi gặp chính thức với các hãng truyền thông quốc tế tại Việt Nam, tiếp tục làm việc với các đại sứ quán, cùng với hàng không có những đề xuất liên quan. Chúng tôi có kế hoạch vừa truyền thông vừa quảng bá, phối hợp các bên, đồng hành cùng các tập đoàn, đối tác", ông Đức nói.

Trích nguồn:  Vn Express, Link: https://vnexpress.net/dinh-vi-viet-nam-la-thien-duong-du-lich-an-toan-4102817.html

 

 

 

 

 


Bài viết liên quan