Beverage là gì? 5 cách phân loại Beverage cơ bản bạn cần biết.


Beverage là gì?

Beverage dịch sang tiếng Việt có nghĩa là đồ uống, thuật ngữ chung chỉ các thức uống có sẵn (đóng chai/ lon) hoặc được pha chế đặc biệt để phục vụ nhu cầu thưởng thức của thực khách. Thông thường, beverage được nhắc đến trong cụm F&B, tức Food and Beverage, hiểu là thức ăn và đồ uống. Tuy nhiên, xét ở mặt nghĩa độc lập, beverage có thể tách riêng và hiểu là một mô hình kinh doanh đồ uống chuyên biệt với đa dạng các hình thức phục vụ đặc thù.

Hiện nay, beverage có thể phục vụ khách tại một cơ sở kinh doanh độc lập như quán café hoặc là một địa điểm kinh doanh bộ phận trong hệ thống khách sạn, nhà hàng, siêu thị, trung tâm thương mại quy mô…

Phân loại mô hình Beverage thế nào?

Tùy thuộc vào từng tiêu chí thành phần mà mô hình kinh doanh đồ uống sẽ được phân loại tương ứng. Cụ thể:

- Dựa vào sản phẩm kinh doanh

Như đã trình bày ở phần beverage là gì, nếu dựa vào sản phẩm thì có thể chia thành:

+ Cơ sở kinh doanh đồ uống có sẵn như: nước uống đóng chai/ lon, sữa hộp…

+ Cơ sở kinh doanh đồ uống tự pha chế, gọi là quán café, quầy bar, tiệm trà sữa, beer club… với các mặt hàng như cocktail, cà phê, trà, trà sữa…

+ Cơ sở kinh doanh đồ uống kết hợp 2 dạng sản phẩm phục vụ trên

- Dựa vào quy mô kinh doanh

Phân loại theo tiêu chí này thường mang tính tương đối. Dựa vào diện tích không gian và số lượng khách phục vụ có thể có:

+ Quán nước vỉa hè

+ Quán nước bình dân

+ Tiệm trà chanh

+ Quán café sang trọng

+ Các bar cao cấp…

- Dựa vào hình thức phục vụ

Gồm:

+ Phục vụ tại chỗ

+ Phục vụ kết hợp biểu diễn pha chế nghệ thuật

+ Take-away

+ Giao tận nơi…

beverage là gì
Beverage có thể được phục vụ tại chỗ, mang đi hay giao tận nơi tùy mục đích kinh doanh và nhu cầu thực khách

- Dựa vào chủ đề phục vụ đi kèm

Một số cơ sở kinh doanh đồ uống còn kết hợp cung cấp các dịch vụ đi kèm để thu hút thực khách, như:

+ Café sách

+ Café bánh

+ Café thú cưng

+ Café phim

+ Café nhạc sống

+ Phòng trà…

- Dựa vào sự liên kết

Hiện beverage được kết hợp kinh doanh bên trong các hệ thống quy mô hơn như:

+ Quầy bar trong khách sạn

+ Khu đồ uống trong siêu thị, trung tâm thương mại

+ Quán café chuỗi…

Tiềm năng kinh doanh Beverage tại Việt Nam ra sao?

Điều kiện sống ngày càng nâng cao kéo theo nhu cầu hưởng thụ của con người ngày càng đa dạng với yêu cầu được phục vụ chu đáo và tận tình. Vì thế, nhiều mô hình kinh doanh dịch vụ ra đời để đáp ứng nhu cầu thiết yếu đó như khách sạn, resort để nghỉ dưỡng; nhà hàng để ăn uống; quán bar, club, lounge để giải trí về đêm… Beverage – kinh doanh đồ uống hiện được liên kết để phục vụ, tức là một cơ sở bộ phận trong một tổ chức, hệ thống. Điều này là hoàn toàn hợp thời và hiệu quả vì phục vụ đa dạng nhu cầu tối thiểu của khách hàng chỉ tại một điểm đến, từ đó tiết kiệm thời gian tìm kiếm và di chuyển cũng như chi phí chi trả chung.

Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa việc lựa chọn kinh doanh đồ uống độc lập là không có tiềm năng. Bởi khá nhiều vị khách chỉ muốn tìm đến nơi có không gian thoáng, yên tĩnh để nghe nhạc, đọc sách hay làm việc – cũng có người có nhu cầu mua đồ uống mang đi hoặc đến để xem một bộ phim bom tấn, cưng nựng vài chú chó, mèo.... Ngoài ra, một số cơ sở beverage hiện kết hợp nhiều hình thức phục vụ như phục vụ tại chỗ, mang đi hay ship tận nơi; phục vụ đồ uống kèm đồ ăn nhẹ, đồ ăn nhanh… để thu hút và đa dạng sản phẩm kinh doanh, tăng doanh thu và lợi nhuận. Muốn vậy, nhất thiết phải có đồ uống ngon và đẹp mắt, với giá cả phải chăng cùng phong cách phục vụ giàu tính thương hiệu.

Như vậy, có thể khẳng định, dù không “ồn ào” hay phức tạp như Food nhưng rõ ràng Beverage hoàn toàn có thể giúp cá nhân hay tổ chức sinh lời nếu kinh doanh "hợp thời" và hiệu quả.

beverage là gì

Mô hình beverage phát triển mở ra cơ hội việc làm đa dạng cho Bartender, Barista hay Waiter/ Waitress...

Nguồn:https://www.hoteljob.vn/tin-tuc/beverage-la-gi-5-cach-phan-loai-beverage-co-ban-ban-can-biet


Bài viết liên quan