HỌC VĂN CÙNG BẠN: TÁC PHẨM "ĐÂY THÔN VĨ DẠ" (HÀN MẶC TỬ) - PGS.TS. PHẠM THỊ PHƯƠNG THÁI


Các bạn Học Văn Cùng Bạn thân mến!

Trong phong trào Thơ Mới, thơ Hàn Mặc Tử được xem là một hiện tượng thơ kì lạ vào bậc nhất. Qua diện mạo thơ hết sức phức tạp và đầy bí ẩn của thơ Hàn Mặc Tử, người ta vẫn thấy rõ một tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời trần thế. Mặc dù thơ Hàn Mặc Tử, thường mang khuynh hướng siêu thoát vào thế giới tôn giáo, siêu thực nhưng thực ra là lại hình chiếu ngược của khát vọng sống mãnh liệt đến đau đớn tột cùng và tình yêu thiên cảnh, yêu con người đến cháy bỏng. “Đây thôn Vĩ Dạ” có thể xem là một chủ âm trong cây đàn thơ muôn điệu của Hàn Mặc Tử. Theo một số tài liệu, bài thơ được gợi hứng từ mối tình của một cô gái vốn quê ở Vĩ Dạ, một thôn nhỏ bên dòng sông Hương nơi xứ Huế thơ mộng và trữ tình. Bài thơ là bức tranh phong cảnh và cũng là tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn cô đơn của Hàn Mặc Tử trong một mối tình xa xăm, vô vọng. Đó còn là tấm lòng thiết tha của nhà thơ với thiên nhiên, cuộc sống và con người.

Chi tiết các bạn học tại video: https://www.youtube.com/watch?v=vRgRZG8OxR0

Chúc các bạn thí sinh đạt kết quả cao trong kỳ thi THPT quốc gia 2020.


Bài viết liên quan