HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH - LINH HỒN CỦA MỖI CHUYẾN ĐI
Hiện nay, với sự tăng trưởng nhanh mạnh mẽ, du lịch đã trở thành một trong những trụ cột chính của thương mại quốc tế, là nguồn thu nhập quan trọng cho nhiều nước đang phát triển. Theo UNTWO hoạt động du lịch toàn cầu tăng trưởng khoảng 4% trong năm 2019. Dự báo đến năm 2030, lượng khách du lịch quốc tế trên toàn cầu đạt 1,8 tỷ lượt. Đông Nam Á sẽ trở thành khu vực thu hút khách quốc tế lớn thứ 4 trên thế giới. Trên xu thế ấy, “ngành công nghiệp không khói” của Việt Nam cũng đang có những bước đột phá nhanh – mạnh và bền vững. Đây cũng chính là điều kiện để nghề hướng dẫn viên du lịch (HDVDL) phát triển, đảm bảo sứ mệnh quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè khắp năm châu.
HDVDL là người sử dụng ngôn ngữ để giới thiệu và giải thích cho du khách các di sản thiên nhiên/văn hóa của một điểm du lịch. Nói cách khác, HDVDL là người thực hiện các điều khoản được ký kết trong hợp đồng cung ứng dịch vụ lữ hành, giúp doanh nghiệp lữ hành thu được lợi nhuận kinh tế và giúp du khách hiểu biết thêm về điểm đến thông qua chuyến đi và bài thuyết minh.
HDVDL là người trực tiếp dẫn tour, có nhiệm vụ giao tiếp, thuyết trình với du khách trong chuyến du lịch. Không những thế, họ còn đảm trách vai trò là người liên kết các nhà cung ứng dịch vụ trong sản phẩm lữ hành nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách trong quá trình đi du lịch. Sự thành công của chương trình du lịch phụ thuộc rất lớn vào HDVDL. Vì vậy, có thể nói mỗi hướng dẫn viên là một “đại sứ du lịch” có nhiệm vụ quảng bá/giới thiệu với du khách về văn hóa, lịch sử... của địa phương/đất nước mà du khách đến tham quan.
HDVDL giỏi là người “trên thông thiên văn – dưới tường địa lý”. Đó là nền tảng kiến thức về văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế - xã hội của đất nước, của dân tộc, của các điểm đến quốc tế. Các kiến thức này rất cần để hướng dẫn viên có đủ năng lực trong hoạt động hướng dẫn vốn đòi hỏi các công việc khá đa dạng, phức tạp với nhiều tập khách đến từ các quốc gia, các địa phương khác nhau và nhu cầu hiểu biết, nhận thức cũng khác nhau. Đồng thời, HDVDL còn được ví như “cuốn bách khoa toàn thư biết đi”. Bởi lẽ, ngoài trình độ tri thức tổng quát trên thì để làm tốt vai trò của mình, họ còn phải có kiến thức về tâm lý, luật pháp, dân tộc học, ngoại giao… Đây được coi là chìa khóa để thực hiện các yêu cầu nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, người HDVDL giỏi cần phải có kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn về tổ chức hướng dẫn một đoàn khách: quy trình, phương pháp hướng dẫn tuyến điểm; phương pháp xây dựng bài thuyết minh; tổ chức các hoạt động hoạt náo; giao tiếp trước đám đông; xử lý tình huống; trả lời các câu hỏi của khách và một số nghiệp vụ khác liên quan đến công việc hướng dẫn như đặt vé máy bay, thủ tục hải quan, hộ chiếu…
Sinh viên Du lịch tổ chức Team building
Một đặc điểm nổi bật của nghề HDVDL là đi nhiều, thời gian không cố định nên hướng dẫn viên cần phải có sức khỏe tốt, ổn định, đủ độ dẻo dai để có thể thực hiện tốt công việc chuyên môn trong những chuyến tham quan dài ngày. Đặc biệt, do đặc thù nghề nghiệp, HDVDL phải có lòng yêu nghề, nhiệt tình với công việc và trung thực. Trong mọi hành động, lời nói, việc làm, hướng dẫn viên đều phải thể hiện sự tôn trọng khách bằng lối ứng xử có văn hóa, lịch sự, tế nhị, đưa ra những thông tin chính xác, cách xử lý tình huống linh hoạt phù hợp với thuần phong mỹ tục và tâm lý của du khách…
Sinh viên du lịch có khả năng dẫn chương trình, sự kiện
Đứng chân trong vùng trung du, miền núi Bắc Bộ, Khoa Du lịch - Trường Đại học Khoa học (Đại học Thái Nguyên) tự hào là một trong những đơn vị chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao. Một trong số đó là chương trình đào tạo HDVDL với định hướng gắn lý thuyết với thực tiễn; giảng dạy trong trường đại học bằng Bộ Tiêu chuẩn nghề Du lịch Việt Nam có tích hợp với một số Bộ tiêu chuẩn nghề du lịch của khu vực và thế giới; nhấn mạnh vai trò của doanh nghiệp trong đào tạo nhân lực du lịch… Những năm qua, nhiều sinh viên của Khoa sau khi tốt nghiệp đã trở thành HDVDL nội địa, quốc tế có kiến thức nền tảng vững vàng, chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng đòi hỏi của xã hội, khả năng giao tiếp ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu công việc.
Năm 2020, Khoa Du lịch – Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên tuyển sinh chương trình đào tạo HDVDL với 2 hình thức xét tuyển:
- Xét theo điểm thi THPT Quốc giá
- Xét theo kết quả học bạ THPT
Các tổ hợp xét tuyển gồm:
- Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí (C00)
- Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh (D01)
- Ngữ văn, Địa lí, GDCD (C20)
- Ngữ văn, Toán, Địa lí (C04)
Vị trí việc làm sau tốt nghiệp:
- Nhân viên chăm sóc khách lữ hành
- Nhân viên văn phòng lữ hành
- Sales tour
- Hướng dẫn viên du lịch nội địa
- Hướng dẫn viên du lịch quốc tế
- Hướng dẫn viên tại điểm
- Hoạt náo viên
- MC
- Teambuildinger
Ngoài ra, còn có số lĩnh vực nghề nghiệp khác như:
- Quản trị lữ hành
- Thông tin du lịch, xây dựng chương trình du lịch
- Bán hàng lưu niệm, chăm sóc sức khỏe, tổ chức vui chơi giải trí,…;
- Phòng ban, các trung tâm thuộc Bộ và Sở văn hóa - Thể thao - Du lịch;
- Giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về du lịch.
Nếu cần tư vấn thêm về chuyên ngành, thí sinh liên hệ:
- Hoàng Thị Phương Nga: 0963.954.999
- Nguyễn Ngọc Lan: 0982.092.962
- Đỗ Tuyết Ngân: 0969.726.309
- Phùng Thị Kim Anh: 0985.583.491
- Website: http://dulich.tnus.edu.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/tourismtnus/