Wellness Tourism là gì? 4 điều thú vị về Wellness Tourism không phải ai cũng biết.


Wellness Tourism là thuật ngữ chỉ một loại hình du lịch mới được nhiều chuyên gia đánh giá là vô cùng tiềm năng tại thị trường Việt Nam, thích hợp để cả công ty lữ hành hay cơ sở lưu trú khai thác. Vậy wellness tourism là gì? Những thông tin thú vị nào cần biết về Wellness tourism? Cùng Hoteljob.vn tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

wellness tourism là gì
Bạn có biết Wellness tourism là gì?

 

Những người có điều kiện kinh tế và cả thời gian nhàn rỗi hiện rất quan tâm đến wellness tourism bởi những giá trị có lợi nhận được. Hiểu cụ thể wellness tourism là gì sẽ giúp bạn giải thích tại sao…

Wellness Tourism là gì?

Wellness tourism là mô hình du lịch chăm sóc sức khỏe, với định nghĩa wellness được kết hợp giữa healthy - sức khỏe thể chất và spiritual - sức khỏe tinh thân, nhằm mục đích mang đến cho du khách những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tối ưu và toàn diện nhất, cân bằng và duy trì/ phục hồi cảm xúc trong tâm hồn, hình thành lối sống lành mạnh, mang lại niềm vui, suy nghĩ tích cực sau chuyến trải nghiệm thông qua các hoạt động thể chất, tâm lý và/ hoặc tâm linh- bằng cách thúc đẩy sự tham gia tích cực giữa con người, văn hóa và thiên nhiên .

Theo nhiều Chuyên trang Du lịch nổi tiếng thế giới, Việt Nam là quốc gia giàu tiềm năng để phát triển mô hình du lịch wellness bởi “sở hữu” nhiều cảnh quan thiên nhiên và địa điểm du lịch nghỉ dưỡng thích hợp để khai thác dịch vụ. Bằng chứng là Hà Nội và Hội An được xếp vào Top 10 điểm đến tốt nhất cho Wellness tourism tại Châu Á.

Tuy còn khá mới mẻ và chưa được định nghĩa, định hướng rõ ràng nhưng các gói dịch vụ “na ná” như wellness tourism không phải chưa xuất hiện tại Việt Nam. Điển hình như một Villa 3*tại thành phố Hội An, Quảng Nam hiện triển khai gói “kỳ nghỉ tri ân” và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khách du lịch.

Tham khảo bài viết chi tiết: Tại đây!

wellness tourism là gì
Santa Sea Villa Hội An hiện triển khai "Kỳ nghỉ tri ân" (có thể hiểu là bản "dupe" của Wellness tourism) và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ du khách

Wellness Tourism với Medical Tourism có phải là một?

Câu trả lời là “Không”. Hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, hiện nhiều cá nhân hay tổ chức, thậm chí cả đơn vị cung cấp dịch vụ vẫn đang nhầm lẫn trong việc xây dựng, triển khai, tiếp thị và cung ứng dịch vụ.

Cụ thể, trong khi Medical tourism (du lịch y tế hay du lịch chữa bệnh) hình thành khi con người có nhu cầu du lịch đến nơi có điều kiện y tế, khám chữa bệnh tốt và phù hợp hơn, khi bản thân người đó đã và đang mang bệnh thì Wellness tourism lại mang tính chủ động phòng ngừa, tức người tham gia du lịch wellness không nhất thiết phải mang mầm bệnh, họ lựa chọn dịch vụ này với mục đích nghỉ ngơi, thư giãn nhằm hình thành/ cải thiện lối sống lành mạnh, tiêu trừ suy nghĩ tiêu cực, giảm căng thẳng, hướng đến những ích lợi toàn diện cho sức khỏe, cả về vật chất lẫn tinh thần.

Ngoài ra, mục đích chính của du lịch Medical là chữa bệnh, phần lớn thời gian tham gia vào các buổi chẩn đoán và điều trị bệnh, được giám sát và chăm sóc bởi bác sĩ, y tá; trong khi các hoạt động của du lịch Wellness hoàn toàn không trải qua xâm lấn mang tính y học, được phục vụ dựa trên nhu cầu tự nguyện với sự hài lòng cao tại các cơ sở cung cấp dịch vụ (như khách sạn, resort…)

Ai phù hợp để trải nghiệm Wellness Tourism?

Như đã trình bày chi tiết trong phần định nghĩa Wellness tourism là gì, cũng như điểm khác biệt cơ bản giữa Medical tourism với Wellness tourism là gì trên đây, việc xác định đối tượng khách hàng tiềm năng, có nhu cầu lựa chọn trải nghiệm du lịch wellness là thực sự quan trọng, quyết định tính khả thi cho sản phẩm dịch vụ cung cấp.

Vậy ai phù hợp để trải nghiệm loại hình Wellness tourism?

>>> Câu trả lời là “Bất cứ ai”, những người có nhu cầu duy trì hoặc phục hồi, cải thiện sức khỏe toàn diện, cả về sức khỏe vật chất lẫn sức khỏe tinh thần, hướng đến lối sống lành mạnh, tích cực. Đó có thể là dân văn phòng, giới kinh doanh hay thậm chí là trẻ nhỏ, người lớn tuổi, phụ nữ trung niên… hay khách du lịch trong và ngoài nước. Như vậy, có thể thấy tập khách hàng của mô hình du lịch Wellness vô cùng rộng lớn và đa dạng, vượt ra khỏi đối tượng du khách tiềm năng của ngành du lịch nói chung.

Theo Viện Sức khỏe toàn cầu (GWI), có 2 loại khách du lịch wellness, là:

- Du khách chăm sóc sức khỏe ban đầu: những người có chuyến đi hoặc lựa chọn điểm đến với mục đích cải thiện sức khỏe

- Du khách chăm sóc sức khỏe thứ cấp: khách du lịch tìm cách duy trì hoặc cải thiện sức khỏe cá nhân khi đang đi du lịch với mục đích giải trí, tham quan hay kinh doanh, công tác.

wellness tourism là gì
Nhiều khách sạn hiện tìm hiểu wellness tourism là gì để xây dựng và triển khai gói dịch vụ phù hợp

Wellness Tourism bao gồm những hoạt động nào?

Hầu hết du khách lựa chọn loại hình wellness tourism đều nhằm mục đích tiếp tục hay cải thiện lối sống lành mạnh trong khi đi du lịch. Lối sống này có thể bao gồm:

- Ăn uống lành mạnh

- Nghỉ ngơi khoa học

- Hình thành thói quen tập thể dục nâng cao sức khỏe

- Tập yoga trên bãi biển, ngồi thiền, tắm suối nước nóng, massage trị liệu, chăm sóc sắc đẹp…

- Trải nghiệm các hoạt động tự nhiên, giúp thư giãn và giảm căng thẳng

- Kết nối với người dân địa phương và văn hóa bản địa thông qua nhiều hoạt động

- Tham quan các điểm đến du lịch nổi tiếng, giàu tính nhân văn

- Kết hợp giáo dục liên quan đến sức khỏe, hỗ trợ điều trị, chăm sóc sức khỏe không xâm lấn…

Tất cả những hoạt động này có thể tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, đơn vị cung ứng dịch vụ liên quan từ cơ sở lưu trú như khách sạn/ resort/ villa, nhà hàng, điểm du lịch, spa, trung tâm yoga, phòng tập thể dục, cửa hàng/ chợ bán thực phẩm sạch và nhiều nơi khác tăng nguồn khách và doanh thu. Ngoài ra, kết hợp dịch vụ trọn gói, bao gồm phương tiện di chuyển đến và đi lại trong phạm vi địa phương cũng là mối lưu tâm về mức độ tiện nghi và sự quan tâm của bên bán đến khách hàng.

Wellness Tourism mang lại ích lợi gì cho du lịch và doanh nghiệp?

Ích lợi đầu tiên dễ thấy nhất chính là tạo cơ hội khai thác một thị trường khách tiềm năng rộng lớn, những người giàu điều kiện kinh tế và thời gian nhàn rỗi, có nhu cầu đi du lịch để cải thiện sức khỏe toàn diện. Điều này giúp doanh nghiệp, đơn vị cung cấp dịch vụ liên quan đa dạng dịch vụ, tăng nguồn khách và doanh thu đáng kể.

Loại hình du lịch này cũng có thể giúp các điểm đến giảm thiểu những tác động tiêu cực so với du lịch đại chúng (Mass tourism) vốn luôn trong tình trạng quá tải. Bởi khách du lịch chăm sóc sức khỏe ưa thích những trải nghiệm lành mạnh, chân thực và độc đáo, được dẫn dắt bởi chủ doanh nghiệp là những người am hiểu tường tận về bản sắc du lịch địa phương và văn hóa bản địa.

Một tác động tích cực nữa là du lịch wellness mang đến cơ hội giảm tính thời vụ của ngành. Cụ thể: các điểm trượt tuyết có thể thu hút khách du lịch chăm sóc sức khỏe thích đi bộ đường dài và các hoạt động ngoài trời khác vào mùa hè; trong khi các điểm đến bãi biển có thể thu hút những du khách đang tìm kiếm một môi trường yên tĩnh hơn để xả stress hoặc nghỉ ngơi vào mùa đông…

wellness tourism là gì
Wellness tourism có thể trở thành xu hướng mới trong đầu tư và kinh doanh khách sạn tại Việt Nam

Chưa bao giờ những “phát kiến” mới mẻ về cung ứng dịch vụ du lịch lại được quan tâm như hiện nay, sau giai đoạn giãn cách xã hội vì dịch Covid-19. Hiểu rõ wellness tourism là gì cũng như những ích lợi mà loại hình du lịch này mang lại sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng xác định đối tượng khách hàng tiềm năng và lên kế hoạch triển khai bán sản phẩm hiệu quả, cải thiện doanh thu, ổn định tổ chức.

​Ms. Smile

Nguồn: https://www.hoteljob.vn/tin-tuc/wellness-tourism-la-gi-4-dieu-thu-vi-ve-wellness-tourism-khong-phai-ai-cung-biet

 


Bài viết liên quan