VTOS 2013 - TIÊU CHUẨN VTOS NGHỀ QUẢN LÝ KHÁCH SẠN


TIÊU CHUẨN VTOS NGHỀ QUẢN LÝ KHÁCH SẠN

Tiêu chuẩn nghề Du lịch Việt Nam (VTOS) – nghề Quản lý khách sạn bao gồm các nhiệm vụ chính của người quản lý khách sạn từ mức độ nhỏ đến mức độ vừa phải và tập trung vào phát triển năng lực (kỹ năng, kiến thức và thái độ/hành vi) để có thể điều hành khách sạn một cách hiệu quả và chuyên nghiệp.

Người quản lý khách sạn chịu trách nhiệm quản lý hoạt động thường nhật của khách sạn và nhân viên. Họ có trách nhiệm giải trình các hoạt động kinh doanh liên quan đến việc lập ngân sách và quản lý tài chính, xây dựng kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo tất cả các dịch vụ khách sạn, bao gồm cả bộ phận tiền sảnh (lễ tân, thông tin và hỗ trợ hành lý, đặt giữ
buồng), phục vụ nhà hàng và phục vụ buồng. Trong các khách sạn lớn, người quản lý thường có báo cáo cụ thể (dịch vụ khách hàng, kế toán, tiếp thị) và xây dựng một đội ngũ quản lý chung.

Bên cạnh việc quan sát tổng quan chiến lược và lập kế hoạch trước để tối đa hóa lợi nhuận, người quản lý cũng phải chú ý đến các chi tiết, làm gương cho nhân viên để đưa ra một tiêu chuẩn cho dịch vụ và phong cách thể hiện, đáp ứng nhu cầu và mong đợi của khách. Quản lý kinh doanh và quản lý con người là những yếu tố quan trọng tương đương nhau.
Các công việc khác nhau tùy thuộc vào quy mô và loại hình khách sạn nhưng thường bao gồm:

• Lập kế hoạch và tổ chức dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ khác của khách sạn;
• Xúc tiến và tiếp thị hoạt động kinh doanh;

• Quản lý ngân sách và kế hoạch tài chính cũng như kiểm soát chi tiêu;

• Duy trì hồ sơ tài chính và hồ sơ thống kê;

• Thiết lập và đạt doanh số bán hàng và lợi nhuận mục tiêu;

• Phân tích số liệu bán hàng và đề ra chiến lược tiếp thị và chiến lược quản lý doanh thu;

• Tuyển dụng, đào tạo và giám sát nhân viên;

• Lập kế hoạch lịch trình làm việc cho các cá nhân và nhóm;

• Gặp gỡ và chào hỏi khách hàng;

• Xử lý khiếu nại và góp ý của khách hàng;

• Phát hiện và giải quyết vấn đề;

• Đảm bảo các sự kiện và hội nghị diễn ra tốt đẹp;

• Giám sát việc bảo trì, cung cấp, đổi mới trang thiết bị nội thất;

• Làm việc với các nhà thầu và nhà cung cấp;

• Bảo đảm an ninh có hiệu quả;

• Tiến hành kiểm tra tài sản và dịch vụ;

• Đảm bảo tuân thủ pháp luật về giấy phép kinh doanh, quy định về sức khỏe và an toàn cũng như các quy định pháp lý khác.

Người quản lý một khách sạn lớn có thể có ít liên hệ với khách, nhưng sẽ có các cuộc họp thường xuyên với người đứng đầu các bộ phận để phối hợp và giám sát việc thực hiện chiến lược kinh doanh. Trong một khách sạn nhỏ hơn, người quản lý tham gia nhiều hơn vào các hoạt động thường ngày của khách sạn, trong đó có thể bao gồm công việc của lễ
tân hoặc phục vụ khách ăn, nếu cần.

Có thể nhiều nhà quản lý khách sạn cũng đồng thời là chủ sở hữu hoặc đối tác của khách sạn. Do đó, những người quản lý này thường chịu nhiều trách nhiệm thường xuyên hơn, từ việc chào hỏi khách đến quản lý tài chính.

Tải tài liệu tại đây.

==============================

KHOA DU LỊCH TNUS: Tuyển sinh 06 chương trình đào tạo đại học năm 2020

- CTĐT chất lượng cao: Quản trị Khách sạn và Resort.

- CTĐT Quản trị Nhà hàng - Khách sạn.

- CTĐT Quản trị Lữ hành.

- CTĐT Nhà hàng - Khách sạn.

- CTĐT Hướng dẫn Du lịch.

- CTĐT Khai thác du lịch thông minh.

Xem thông tin tuyển sinh tại:

- http://dulich.tnus.edu.vn/dao-tao/dai-hoc-chinh-quy

- http://tuyensinh.tnus.edu.vn/academic

- Fanpage Khoa du lịch: https://www.facebook.com/tourismtnus/

 


Bài viết liên quan