Phố Cổ Hội An – Thành phố cổ đẹp hàng đầu Châu Á


Phố cổ Hội An là một thành phố nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam, một phố cổ giữ được gần như nguyên vẹn với hơn 1000 di tích kiến trúc từ phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ… đến các món ăn truyền thống, tâm hồn của người dân nơi đây. Một lần du lịch Hội An sẽ làm say đắm lòng du khách bởi những nét đẹp trường tồn cùng thời gian, vô cùng mộc mạc, bình dị.

“Anh muốn kể Lai Viễn Kiều Hội phố
Đón đợi người sang nghiêng bóng sông chiều
Mái gỗ cầu cong sơn son chạm trổ
Mấy trăm năm rồi ngói vẫn ấm màu rêu”

 

Hội An - nơi hội tụ tinh hoa vẻ đẹp, văn hoá, lịch sử Việt Nam

Hội An – nơi hội tụ tinh hoa vẻ đẹp, văn hoá, lịch sử Việt Nam

Khi du lịch Hội An, du khách nên chọn thời điểm khoảng tháng 2 – tháng 4 hàng năm bởi đó là lúc Hội An chiều lòng khách du lịch nhất. Trời ít mưa, không có nắng oi bức như mùa hè, khí hậu dễ chịu, không gian thoáng đãng. Thời điểm này du khách có thể thoải mái đến tham quan những cảnh đẹp ở Hội An hay khám phá những hoạt động, địa điểm mới để cảm nhận trọn vẹn, đầy đủ nhất vẻ đẹp nơi đây. Bạn hãy nhớ đặt phòng khách sạn tại Hội An sớm để tránh trường hợp hết phòng nhé.

Kiến trúc truyền thống

Hội An nổi tiếng bởi vẻ đẹp kiến trúc truyền thống, hài hòa của những ngôi nhà, bức tường và cả những con đường. Cùng với bao biến cố thăng trầm của lịch sử, phố cổ Hội An vẫn giữ những nét đẹp xưa cổ trầm mặc rêu phong trong từng mái ngói, viên gạch, hàng cây… như chính nét bình dị trong tính cách, tâm hồn thuần hậu, chân chất của người dân địa phương.

Nét kiến trúc cổ kinh dường như còn giữ nguyên vẹn trong từng mái nhà, trên từng con phố Hội An

Nét kiến trúc cổ kính dường như còn giữ nguyên vẹn trong từng mái nhà, trên từng con phố Hội An

Kiểu nhà ở phổ biến nhất chính là những ngôi nhà hình ống chỉ một hoặc hai tầng với chiều ngang hẹp, chiều sâu rất dài. Nhà được làm từ những vật liệu có sức chịu lực và độ bền cao do đặc điểm khí hậu khắc nghiệt nơi đây. Hai bên có tường gạch ngăn cách và khung nhà bằng gỗ, chia thành ba gian với lối đi ở giữa. Mỗi ngôi nhà ở Hội An đều đảm bảo sự hài hòa giữa không gian sống và thiên nhiên. Mỗi ngôi nhà đều có phần sân trời của được lát đá và trang trí bể nước, non bộ, cây cảnh, tạo nên một nét đẹp tổng thể.

Những mãi nhà xếp san sát nhau trong lòng phố cổ

Những mãi nhà xếp san sát nhau trong lòng phố cổ

Với lối kiến trúc độc đáo, không gian ngôi nhà ở Hội An luôn thoáng đãng, tràn ngập ánh sáng mặt trời, con người và thiên nhiên như hòa làm một. Những điều đó đem lại một cuộc sống tự do thoải mái cho người dân địa phương và sự thích thú cho du khách trong chuyến đi du lịch Hội An.

Đường phố ở khu phố cổ được bố trí ngang dọc theo kiểu bàn cờ với những con phố ngắn và đẹp, uốn lượn, ôm lấy những ngôi nhà. Dạo bước chân qua từng con phố nhỏ xinh và yên bình ấy, du khách không chỉ được thưởng thức những món ăn ngon mà còn thấy được một phần cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân phố Hội, một cuộc sống yên bình, giản dị.

Phố cổ Hội An mộc mạc, bình yên trên từng góc phố

Phố cổ Hội An mộc mạc, bình yên trên từng góc phố

Quần thể di tích kiến trúc Hội An hết sức phong phú và tuyệt mỹ vì vậy nơi này đã, đang và mãi là địa điểm thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá và tận hưởng trọn vẹn kỳ nghỉ khi đặt khách sạn ngay khu phố cổ Hội An. Đi du lịch Hội An, du khách sẽ nhận ra rằng, dường như thời gian đã dừng lại ở nơi đây trong từng mái nhà lợp ngói âm dương phủ kín màu rêu, những mảng tường xám mốc xưa cũ, lưu giữ từ xa xưa và tồn tại cho đến ngày nay.

Di tích tiêu biểu

Sẽ là thiếu sót nếu du lịch Quảng Nam mà bạn không tới tham quan “biểu tượng của Hội An” – Chùa Cầu. Nơi đây còn có cái tên khác Chùa Nhật Bản nằm tiếp giáp giữa đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú. Công trình kiến trúc độc đáo này còn được in trên tờ tiền polyme 20.000đ của nước ta nữa đó!

Chùa Cầu biểu tượng Hội An được in trên tờ Polyme 20.000 VND

Chùa Cầu biểu tượng Hội An được in trên tờ Polyme 20.000 VND

Chùa Cầu cong cong, được làm bằng ván gỗ bắc ngang qua con lạch thông ra sông Hoài. Cầu dài 18m có mái che lợp bằng ngói âm dương, quay mặt về phía sông Thu Bồn. Điều đặc biệt là dù được người Nhật xây dựng nhưng chùa Cầu lại mang đậm nét kiến trúc Việt Nam.

Chùa Cầu mang đậm nét kiến trúc Việt Nam

Chùa Cầu mang đậm nét kiến trúc Việt Nam

Phía trên cửa chính có chạm nổi ba chữ Hán là Lai Viễn Kiều, nghĩa là cầu của những người bạn từ xa đến. Nơi này thường được các thương gia Nhật Bản đến buôn bán vào khoảng giữa thế kỷ 16Phía trên cầu có một ngôi miếu nhỏ thời thần Bắc Đế Trấn Vũ chuyên trấn trị phong ba, lũ lụt, đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người. Ở hai đầu cầu có đặt nhóm tượng khỉ chó ngồi chầu.

Qua năm tháng thời gian và các lần trùng tu, chùa Cầu vẫn là một công trình độc đáo, một nét đẹp kiến trúc đậm phong cách Việt. Đây là tài sản vô giá và chính thức được chọn làm biểu tượng của Hội An

Chùa Cầu buổi tối lung linh và huyền ảo

Chùa Cầu buổi tối lung linh và huyền ảo

Bên cạnh đó, để hiểu hơn về cuộc sống và văn hóa người Hội An, du khách nên đến tham quan một số nhà cổ nổi tiếng và các công trình tâm linh, xã hội như nhà cổ Quân Thắng, Đức An, Tấn Ký, … hay một số hội quán như Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng Đông … Đây là những địa điểm đẹp ở Hội An giúp du khách được trải nghiệm không gian văn hóa đặc trưng phố Hội

Bên trong nhà cổ Tấn Ký.

Bên trong nhà cổ Tấn Ký.

Nhà cổ Tấn Ký là ngôi nhà cổ vinh dự trở thành Di sản cấp Quốc gia và là nơi duy nhất đón tiếp các Nguyên thủ Quốc gia, chính khách trong và ngoài nước. Nhà cổ kết hợp giữa lối kiến trúc Trung Hoa, Nhật Bản và Việt Nam. Với kiến trúc hình ống đặc trưng của đô thị cổ, địa điểm này gồm hai thanh ngang chồng lên nhau, tượng trưng cho thiên – nhân và 5 thanh dọc tượng trưng cho ngũ hành. Kiến trúc hài hòa của ngôi nhà nói lên mơ ước về sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên tại phố Hội. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn các khách sạn gần phố cổ Hội An để có thể dễ dàng và thuận tiện hơn trong việc đi lại.

Nhà cổ Quân Thắng Hội An.

Nhà cổ Quân Thắng Hội An.

Nhà cổ Quân Thắng cũng là một trong những nhà cổ đẹp nhất Hội An hiện nay. Phần kiến trúc và điêu khắc tinh tế, sống động của nơi đây do các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng thực hiên theo phong cách vùng Hoa Hạ, Trung Hoa. Qua thời gian, nhà cổ vẫn đứng đó như thách thức thời gian, giúp thế hệ ngày nay hình dung được cuộc sống của tầng lớp thương gia ở Hội An xưa kia.

Ăn gì ở Hội An – 12 món ngon đặc sản Hội An làm quà !

  • Cơm gà Hội An

Không chỉ riêng tại Hội An, cơm gà Hội An còn là một món ăn được ưa chuộng tại rất nhiều các thành phố khác trên khắp mảnh đất hình chữ S. Ngay tại Hà Nội cũng có rất nhiều các cửa hàng cơm gà đặc sản Hội An, nhưng có lẽ chưa có một cơ sở nào có thể giữ được nguyên vẹn hương vị của món ăn này như chính tại quê hương của nó.

Cơm gà Hội An đặc sản hội an

Cơm gà Hội An (Ảnh st)

Để làm nên món cơm gà ngon, gạo phải được ướp gia vị trước rồi mới nấu bằng nước luộc gà và lá dứa. Đặc biệt, cơm được nấu bằng bếp củi chứ không phải các loại nồi cơm điện hiện đại. Bởi có như vậy, nồi cơm mới giữ được mùi thơm thơm của khói bếp, tạo nên hương vị đặc trưng cho cơm gà Hội An. Bên cạnh đó, thịt gà sau khi luộc vừa chín tới thì xé nhỏ thành sợi, trộn đều với các loại hành, rau thơm và gia vị cho ngấm rồi bày lên đĩa cùng với cơm. Cơm gà được ăn cùng với đu đủ dưa chuột muối chua ngọt, các loại rau Trà Quế và thêm một bát canh nóng hổi, đậm đà.

Với món ăn này, nổi tiếng nhất có lẽ vẫn là thương hiệu cơm gà Bà Buội ở số 22 Phan Chu Trinh. Vì cửa hàng này đã có tiếng tăm vang xa nên cơm bán chỉ tới khoảng 7h tối là hết, thế nên nếu bạn muốn thưởng thức món ăn này ở đây thì nên đến sớm một chút. Lựa chọn ngay các khách sạn trong thành phố Hội An để thuận tiện đi chơi ăn uống.

  • Bánh bèo Hội An

Bánh bèo là một món ăn đặc sản Hội An luôn thu hút thực khách vào mỗi buổi xế chiều. Nước bột gạo sánh mịn được cho vào từng đĩa nhỏ rồi đặt vào nồi hấp. Đĩa bánh hấp xong có màu trắng tinh, mềm mịn, lại có một xoáy tròn ở giữa. Nhân bánh được làm từ tôm, thịt xắt nhỏ, ướp cùng với các loại gia vị vừa ăn rồi xào chín, thêm chút nước bột gạo để tạo độ sánh, sền sệt cho nhân thịt. Đặc biệt, tại Hội An, người ta không dùng đũa hay dĩa để ăn bánh, mà dùng một thanh tre vót nhỏ thành hình lưỡi dao, được gọi là “dao tre” để ăn bánh. Lối ăn độc đáo này cũng thu hút không ít sự hiếu kì của khách hàng, và tạo nên sự khác biệt cho món bánh bèo Hội An.

bánh bèo món ăn đặc sản hội an

Bánh bèo Hội An thơm ngon độc đáo (ảnh st)

Tại Hội An, bạn có thể thưởng thức món bánh bèo trắng phau nóng hổi tại các gánh hàng rong ngay bên đường, hưởng thụ cảm giác như một người dân địa phương thứ thiệt.

  • Bánh đập – hến xào

Đây là một loại bánh đã rất quen thuộc với người dân vùng Quảng Nam và được coi như là một loại đặc sản Hội An độc đáo. Bánh đập hay còn gọi là bánh chập, thực chất là một miếng bánh ướt được đặt giữa hai miếng bánh tráng nướng mỏng. Khi ăn, du khách không chỉ cảm nhận được vị giòn tan của miếng bánh tráng nước, mà còn cảm nhận được cái vị ngọt bùi của miếng bánh ướt. Thông thường, bánh đập sẽ được ăn cùng với hến xào để tăng thêm vị béo ngậy cuốn hút.

bánh đập đặc sản hội an

Địa chỉ ăn bánh đập ngon ở Hội An là tại quán Bà Già nổi tiếng ở thôn 1 xã Cẩm Nam, quán ở gần cầu Cẩm Nam, sau khi đi qua khúc cua và đi tiếp tầm 200m sẽ nhìn thấy biển hiệu của quán.

  • Bánh mì Hội An

Bánh mì Hội An không chỉ nổi tiếng với các du khách trong nước mà còn vang danh ra cả quốc tế. Rất nhiều các chuyên gia về ẩm thực quốc tế đều trầm trồ khen ngợi khi được nếm thử món bánh mì đặc sản Hội An này. Bánh mì Hội An đầy đặn nhân ăn kèm với các loại rau sống, tạo nên một hương vị hấp dẫn vô vàn du khách. Tại những cửa hàng bánh mì Hội An nổi tiếng luôn có rất đông khách xếp hàng đến mua bánh. Đôi khi, dù đêm đã muộn nhưng các du khách vẫn kiên nhẫn xếp hàng để chờ được nếm thử món bánh mì ngon trứ danh này.

bánh mì món ăn đặc sản hội an

Bánh Mỳ Phượng món ngon đặc sản của Hội An (ảnh st)

Khi tới Hội An, nhất định bạn phải thưởng thức bánh mì Hội An tại cửa hàng bánh mì Phượng nằm trên đường Hoàng Diệu nổi tiếng đã được nhiều chuyên gia nước ngoài khen ngợi. Hoặc ngoài ra còn có cửa hàng bánh mì Madam Khánh cũng nổi tiếng không kém ở trên đường Trần Cao Vân.

  • Bánh bao bánh vạc

Đây cũng là một trong những món đặc sản ngon nổi tiếng với các du khách khi đến Hội An. Món bánh này đã được các du khách phương Tây ưu ái đặt cho cái tên mỹ miều là “bông hồng trắng” bởi hình dáng nhỏ xinh như một bông hoa cùng mới màu trắng muốt của bột gạo hấp. Bánh gạo được nặn từ bột gạo tẻ rồi hấp chín, nhân bên trong thường có thịt tôm xay nhuyễn cùng với nấm tươi, giá, hành và ăn kèm với hành phi thơm nức mũi.

Bài viết liên quan