CẨM NANG TUYỂN SINH NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH


THÔNG TIN 

NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH

(Gồm: 01 chương trình đào tạo chất lượng cao: QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN VÀ KHU NGHỈ DƯỠNG CAO CẤP

02 chương trình đào tạo đại trà: QUẢN TRỊ LỮ HÀNH VÀ QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG - KHÁCH SẠN)

 

Ngành đào tạo:

Quản trị dịch vụ Du lịch và lữ hành

Mã ngành:

7810103

Trình độ đào tạo:

Đại học

Thời gian đào tạo:

4 năm

Tổng số tín chỉ:

135

Tổ hợp môn thi/xét tuyển

Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh (D01)
Ngữ Văn, Lịch sử, Tiếng Anh (D14)
Ngữ Văn, Địa lý, Tiếng Anh (D15)
Ngữ văn, GDCD, Tiếng Anh (D66)

SĐT phụ trách Khoa (PGS.TS. Phạm Thị Phương Thái)

0913.354.944

SĐT Giảng viên tư vấn

+ ThS. Phùng Thị Kim Anh

+ ThS. Lê Thị Anh

+ ThS. Đào Thị Hồng Thúy

+ ThS. Nguyễn Ngọc Lan 

+ ThS. Hoàng Thị Phương Nga

 

0985.583.491

0965.725.123

0974.809.219

0982.092.962

0963.954.999

  1. Vai trò của ngành        

       Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam, những năm qua ngành du lịch vẫn đang giữ tốc độ tăng trường nóng. Năm 2019, du lịch Việt Nam đón hơn 18 triệu lượt khách quốc tế (tăng 16% so với năm 2018); phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa (tăng 6%); tổng thu từ khách du lịch ước đạt hơn 720.000 tỷ đồng (tăng trên 16%). Bên cạnh đó, Việt Nam nhận được nhiều giải thưởng du lịch toàn cầu như: Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới; Điểm đến Golf tốt nhất thế giới 2019, Điểm đến hàng đầu châu Á 2 năm liên tiếp; Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á... Những con số trên cho thấy ngành du lịch ở Việt Nam ngày càng phát triển cùng với những địa điểm du lịch, khu nghỉ dưỡng, trung tâm mua sắm để đáp ứng nhu cầu của du khách trong nước và quốc tế. Điều này đặt ra vấn đề cần phải có lực lượng lao động có chuyên môn tốt, có tư duy quản trị cao nhằm xây dựng, hoạch định sự phát triển, nâng cao sức cạnh tranh của các đơn vị du lịch cũng như các vấn đề phát triển bền vững của ngành du lịch.

  1. Nhu cầu của xã hội

          Theo Tổng cục Du lịch, mỗi năm, toàn ngành cần thêm gần 40.000 lao động nhưng chỉ có khoảng 20.000 lao động tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo, trong số đó chỉ có khoảng 1.800 sinh viên đại học, cao đẳng chuyên nghiệp, 2.100 sinh viên cao đẳng nghề du lịch, thậm chí, do thiếu nên các daonh nghiệp còn sử dụng cả học sinh trung cấp, sơ cấp và đào tạo ngắn hạn dưới 3 tháng. Điều này đặt ra cho tương lai vấn đề về chất lượng ngành Du lịch. Theo của Bộ GD&ĐT, sẽ có chủ trương khuyến khích các trường đào tạo nhân lực Du lịch trình độ Đại học có chuyên môn tốt, kỹ năng nghề cao, đảm bảo nhu cầu nguồn lao động chất lượng cao của ngành.

          Trong 1,3 triệu lao động du lịch của cả nước, chỉ có 42% được đào tạo về du lịch. Có thể thấy, số lao động có chuyên môn và kỹ năng cao vừa thiếu vừa yếu. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng ngành du lịch trong tương lai. Vì vậy, nhu cầu về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực du lịch trong giai đoạn tới là rất lớn. Đồng thời đặt ra yêu cầu đào tạo du lịch vừa đáp ứng được số lượng, vừa đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành du lịch nói riêng và xã hội nói chung. Đặc biệt là ngành Quản trị DVDL&LH, khi ngành Du lịch phát triển ồ ạt, cần có lực lượng tái cơ cấu, làm nhiệm vụ hoạch định, xây dựng các chiến lược phát triển hình ảnh, mở rộng thị trường, đào tạo nhân lực chất lượng cao, thống kê tài chính… nhằm nâng cao sức cạnh tranh của đơn vị kinh doanh du lịch – khách sạn.

  1. Xu thế việc làm trong tương lai

          Là điểm đến có tiềm năng du lịch đa dạng, phong phú, ngành du lịch ở Việt Nam hiện nay đang phát triển một cách mạnh mẽ và nóng hơn bao giờ hết. Do đó, các doanh nghiệp lữ hành, nhà hàng khách sạn, dịch vụ ăn uống… phải ráo riết tuyển dụng nguồn nhân lực trẻ và chất lượng trong bối cảnh “cung” không đủ “cầu”.

          Là một ngành được mệnh danh là “khát lao động”, năm 2020, các ngành Du lịch được Bộ GD&ĐT áp dụng cơ chế đào tạo ưu tiên với nhiều chủ trương khuyến khích đào tạo nhằm xây dựng lực lượng lao động có chuyên môn tốt, kỹ năng nghề cao, đáp ứng nhu cầu về nhân lực của ngành.

          Nhân lực ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành được làm việc trong một môi trường đẳng cấp chuyên nghiệp, không gian sang trọng, văn minh, giao tiếp rộng và mức thu nhập cao hơn rất nhiều so với mặt bằng việc làm chung của xã hội.

  1. Đào tạo ngành QTDVDL&LH tại TNUS

          Là đơn vị đi đầu trong Đại học Thái Nguyên về đào tạo nhân lực trong lĩnh vực du lịch. Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên đã và đang nỗ lực “thay máu” nguồn lao động, góp phần giải bài toán về CHẤT và LƯỢNG của ngành Du lịch.

          Những ưu việt khi học ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành tại Khoa Du lịch, Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên:

          - Chương trình đào tạo được thiết kế hiện đại, đa dạng, phù hợp với nhiều vị trí việc làm:

  • Chương trình đào tạo Quản trị Khách sạn và Resort theo hướng chất lượng cao, hướng đến mục tiêu đào tạo những cử nhân có đủ trình độ, năng lực và phẩm chất đảm nhận các vị trí quản lý trong Khách sạn và Resort từ 4 sao trở lên (trong và ngoài nước). Trong đó, đặc biệt chú trọng đến đầu tư để người học có thể sử dụng thành thạo 2 ngoại ngữ trở lên. Cùng với đó là các kiến thức chuyên sâu về hoạt động quản lý, kinh doanh khách sạn và resort theo tiêu chuẩn quốc tế.
  • Chương trình đào tạo Quản trị Lữ hành sẽ giúp các bạn sinh viên trở thành những nhà Quản trị chuyên nghiệp trong lĩnh vực Du lịch: Quản lý và điều hành tour, thiết kế tour du lịch, định giá chương trình du lịch, phân tích lợi nhuận doanh nghiệp, quản lý Sale, Marketing,… và các vị trí cấp cao như giám đốc doanh nghiệp Lữ hành, làm quản lý tại các điểm đến…
  • Chương trình đào tạo Quản trị Nhà hàng – khách sạn sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về quản trị quản trị phòng, quản trị tiền sảnh, quản trị nhân lực, quan hệ quốc tế và lễ tân, quản trị nhà hàng, tổ chức sự kiện, quản trị bếp... đáp ứng nhu cầu về kỹ năng, chuyên môn của các vị trí các vị trí quản lý trong nhà hàng, khách sạn…

          - Môi trường thực hành chuyên nghiệp, đẳng cấp

  • Sinh viên học ngành Du lịch tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên sẽ được thực hành, rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ trong môi trường thực tế tại các công ty du lịch, khách sạn nhà hàng lớn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội. Riêng đối với chương trình Quản trị Khách sạn và Resort chất lượng cao, sinh viên sẽ được bố trí thực hành, thực tập tại các khách sạn và resort từ 4 sao trở lên với trên 50% thời lượng chương trình học tại doanh nghiệp.
  • Nội dung thực hành, thực tập được thiết kế theo định hướng nghề rõ rệt: kỹ năng lễ tân, kỹ năng phục vụ buồng/phòng, kỹ năng hoạt náo, kỹ thuật chế biến món ăn, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng tổ chức sự kiện, kỹ năng truyền thông sự kiện, kỹ năng sơ cấp cứu…

          Chúng tôi tự hào là đơn vị luôn tích cực và tiên phong trong việc liên kết với các doanh nghiệp du lịch, khách sạn, nhà hàng về đào tạo, thực tập, thực hành nghề và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao theo nhu cầu của các doanh nghiệp. Chính vì vậy học Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành tại Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên sẽ mang lại cơ hội nghề nghiệp cho các bạn ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

THÔNG TIN KHÁC

- Nếu cần tư vấn thêm về chuyên ngành thí sinh liên hệ:

ThS. Phùng Thị Kim Anh, Sđt: 0985.583.491

ThS. Lê Thị Anh, sđt: 0965.725.123

ThS. Đào Thị Hồng Thúy, sđt: 0974.809.219

ThS. Nguyễn Ngọc Lan, sđt: 0982.092.962

ThS. Hoàng Thị Phương Nga, sđt: 0963954999

- Facebook của Khoa: https://www.facebook.com/tourismtnus/

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN

- Hướng dẫn xét tuyển theo điểm thi tại đây

- Đăng ký xét tuyển trực tuyến tại đây

- Phương thức tuyển sinh:

Phương thức 1: Xét tuyển dựa trên kết quả ghi trong học bạ THPT

Phương thức 2: Xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT quốc gia năm 2020

 


Bài viết liên quan