Quản lý nhà hàng – kinh nghiệm và kiến thức, bên nào nặng hơn?


         Đáp ứng xu thế phát triển đột phá của ngành dịch vụ, trong đó có dịch vụ ẩm thực, cùng với sự hình thành và phát triển nhanh chóng cả số lượng và chất lượng nhà hàng, quán ăn đã kéo theo một lượng lớn nhu cầu nguồn nhân lực làm trong lĩnh vực nhà hàng. Đặc biệt là đội ngũ nhân lực có chất lượng cao và được đào tạo bài bản. Với rất nhiều các vị trí công việc đang có xu thế “hot” nhân lực, trong đó có vị trí Quản lý nhà hàng. Thế nhưng trên thực tế nhiều nhà hàng, khách sạn cho rằng việc tìm được một nhà quản lý giỏi khó như “mò kim đáy biển” bởi với đặc thù vị trí công việc đòi hỏi người quản lý trang bị kiến thức đa dạng, chuyên sâu. Vậy để trở thành một nhà quản lý nhà hàng giỏi, dựa trên kiến thức sách vở hay kinh nghiệm thực tế?

KINH NGHIỆM có giúp bạn quản lý hiệu quả?

Cũng như vị trí quản lý ở bất kỳ ngành nghề nào, để có thể đảm nhiệm vai trò chủ quản cả một hệ thống làm việc bao gồm nhiều cấp bậc nhân viên và quy trình hoạt động phức tạp, quản lý nhà hàng buộc phải là người có kinh nghiệm.
Không phải ngẫu nhiên mà ngày càng có nhiều quản lý với xuất phát điểm đi từ các vị trí thấp như phục vụ bàn, phụ bếp, nhân viên tổ chức sự kiện, thậm chí là gác cổng. Hiểu biết sâu sắc về mọi vị trí trong nhà hàng giúp họ nắm rõ quy trình hoạt động của từng bộ phận và xử lý ổn thỏa các sự cố.

Ảnh 1. Nhân viên nhà hàng tác nghiệp kỹ thuật phục vụ đồ uống (Nguồn ảnh PCN.vn)

 

Tuy nhiên, nếu bạn là chủ đầu tư kiêm vai trò quản lý, hoặc bạn được thăng tiến lên cấp bậc quản lý do có thâm niên làm việc tại nhà hàng, nhiều khả năng bạn sẽ không nắm được những kiến thức cần thiết chuyên sâu về các khía cạnh như marketing trong ngành dịch vụ ẩm thực, chiến lược quản lý thương hiệu, quản trị chất lượng phục vụ...

Dư thừa kinh nghiệm nhưng thiếu hụt kiến thức chuyên môn, tầm nhìn bó hẹp sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong việc vạch ra kế hoạch quản lý kinh doanh phù hợp.

KIẾN THỨC chuyên ngành có cần thiết?

Có người cho rằng, để trở thành lãnh đạo thì kinh nghiệm thực tế quan trọng hơn kiến thức sách vở. Tuy nhiên, quản lý nhà hàng là công việc đòi hỏi trái tim lẫn khối óc. Kiến thức chuyên ngành là nền tảng vững chắc giúp bạn xử lý vấn đề và vạch ra chiến lược điều hành một cách khoa học hơn là chỉ dựa trên kinh nghiệm sẵn có hoặc nghe theo bản năng.

Ảnh 2. Đào tạo nghiệp vụ nhà hàng (Nguồn ảnh PCN.vn)

 

 

Thực tế cho thấy, được đào tạo tại các trường đào tạo nghiệp vụ du lịch trong đó có nghiệp vụ nhà hàng là cách thức rất tốt để trở thành quản lý nhà hàng, bởi kiến thức sâu rộng bạn tích lũy trong quá trình học tập sẽ bao quát các hoạt động của nhà hàng, giúp bạn nắm rõ các phương thức quản trị, tài chính và bồi dưỡng khả năng hoạch định chiến lược kinh doanh.

Như vậy, Kinh nghiệm và kiến thức luôn song hành với nhau. Trong lĩnh vực quản lý nhà hàng cũng thế. Việc bạn dành thời gian đọc 100 quyển sách về chuyên ngành Nhà hàng không thể nào so với một tháng làm việc trong môi trường thực tế, cũng như bạn không thể hoạch định chính xác mục tiêu phát triển của cả nhà hàng nếu chỉ là một phụ bếp có thâm niên.

Ảnh 3. Quản lý nhà hàng chuyên nghiệp (nguồn ảnh: F&B page)

 

Có thể thấy, để quản lý thành công một nhà hàng thì kinh nghiệm thực tiễn hay hiểu biết chuyên môn đều quan trọng như nhau. Làm thế nào để tạo dựng nền tảng kiến thức chuyên môn thật vững vàng? Một chương trình đào tạo chuyên sâu về kiến thức chuyên ngành Nhà hàng là tất cả những gì bạn cần!


Bài viết liên quan